Tin nổi bật

6/recent/ticker-posts

Ads 728x90

Tất tần tật về sàn vinyl chống tĩnh điện (có hướng dẫn thi công)

Hiện nay để khử tĩnh điện trong nhà máy sản xuất, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra rất nhiều trang thiết bị phục vụ cho phòng sạch như: quần áo phòng sạch, thảm cao su chống tĩnh điện, găng tay phòng sạch chống tĩnh điện, giầy dép phòng sạch... Và một sản phẩm khá mới đó chính là sàn vinyl chống tĩnh điện

thi công sàn chống tĩnh điện

Với nhiều ưu điểm nổi trội nên sàn chống tĩnh điện ngày càng được tin dùng và lựa chọn. Vậy sàn vinyl chống tĩnh điện là gì? Cách thi công sàn vinyl chống tĩnh điện như thế nào cho chuẩn. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé. Tất tần tật sẽ có trong bài viết này.

1. Sàn vinyl chống tĩnh điện là gì?


Sàn vinyl chống tĩnh điện là dòng sản phẩm đặc biệt với khả năng triệt tiêu dòng tĩnh điện và có mức phát xạ khí thải thấp, có khả năng ngăn chặn tĩnh điện, đảm bảo an toàn, hỏa hoạn, cháy nổ

Ngoài khả năng chống tĩnh điện thì sàn vinyl còn có thêm các khả năng chống hóa chất, chống khuẩn, chống bám bẩn... Phù hợp với nhiều không gian phòng sạch.

1.1. Cấu tạo của sàn vinyl chống tĩnh điện


Hiểu một cách đơn giản thì sàn vinyl chống tĩnh điện chính là một loại sàn nhựa PVC có nhiều tính năng vượt trội. Vì thế cấu tạo cũng giống như sàn PVC, bao gồm 4 lớp:

cau-tao-cua-san-vinyl-chong-tinh-dien

  • Lớp bề mặt: Lớp bề mặt hay còn gọi là lớp wearlayer. Lớp này được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp trong suốt và axit nhôm. Nó có tác dụng chống thấm nước cực kì hiệu quả cũng như chống bám bẩn và có thể hạn chế sự trầy xước nhanh chóng cho bề mặt sàn.
  • Lớp in: Lớp này thể hiện màu sắc cũng như hoa văn và thiết kế sàn theo thị hiếu của người sử dụng. Căn cứ vào đó, mỗi người sẽ có những cân nhắc cũng như chọn lựa hoa văn, họa tiết cho không gian sống của mình.
  • Lớp lót: Đây là lớp thứ 3 của sàn PVC. Nó có miếng xốp dày dặn có công dụng đảm bảo sự vững chắc cũng như đàn hồi cho sàn.
  • Lớp đế: Đây là lớp cuối cùng và có tác dụng tạo độ cứng cho sàn. Nó giữ thăng bằng cũng như sự ổn định cho các thanh PCV khi được gắn vào sàn, giúp nó không bị xê dịch.

1.2. Ứng dụng của sàn Vinyl chống tĩnh điện


- Sử dụng trong các phòng máy, phòng thí nghiệm, cơ sở kiểm soát, tổng đài điện thoại di động, các trung tâm kiểm soát tạp âm, các trung tâm lọc đòi hỏi tính thân thiện môi trường cao…

- Sử dụng trong các không gian làm việc của ngành điện tử, công nghiệp bán dẫn, môi trường y tế, công nghệ viễn thông… Đây chính là những ngành dùng nhiều sàn vinyl chống tĩnh điện nhất hiện nay. Nó được đánh giá là một giải pháp vô cùng tuyệt vời.

- Sử dụng trong các căn hộ cao cấp để tạo nên vẻ đẹp sang trọng cũng như đảm bảo sự an toàn cho mọi thành viên trong gia đình.

- Các phòng sạch cao cấp, các hệ thống máy tính văn phòng hay các tòa nhà thông minh.

2. Cách nhận biết sàn vinyl kém chất lượng


Sàn vinyl giả có thể “bắt chước” sàn thật ở vẻ bề ngoài, nhưng bản chất không thể nào thay đổi. Dưới đây là một vài đặc điểm mà người dùng có thể “nhận dạng” được đâu là sàn nhựa chống tĩnh điện kém chất lượng:

- Khi quan sát bằng mắt, sàn Vinyl giả thường có màu sắc nhợt nhạt, dễ trầy xước.

- Giá thành rất rẻ, do đó, bạn nên cảnh giác trước những lời mời gọi hấp dẫn về giá cả.

- Mùi nhựa nồng nặc, gây khó chịu.

- Khi thi công, dây hàn nhiệt màu sắc cũng nhạt, khó bám vào tấm sàn nên dễ bị bung.

- Khi dùng máy đo điện trở, sàn Vinyl giả lúc nào cũng có điện trở vượt ngưỡng cho phép.

3. Hướng dẫn thi công sàn vinyl chống tĩnh điện


So với những loại sàn nhựa vinyl khác thì thi công sàn vinyl tĩnh điện không có sự khác biệt quá nhiều. Thông thường, quá trình thi công này trải qua 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Giải phóng mặt bằng và làm sạch sàn nhà

  • Đây được đánh giá là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo rằng sàn nhà được sạch sẽ cũng như không có các vật cản trở quá trình thi công. Nó giúp cho quá trình thi công được nhanh chóng cũng như thực hiện dễ dàng, tiện lợi.
  • Phải đảm bảo rằng mặt sàn bằng phẳng cũng như chắc chắn trước khi dán sàn vinyl chống tĩnh điện. Chỉ có như vậy tuổi thọ của sàn mới được cao.

Bước 2: Trải keo dán sàn

  • Khuấy đều keo khoảng 10 phút sau đó quét lên mặt sàn. Đợi khoảng 1 tiếng thì dán sàn lên. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc cũng như chọn điểm đầu tiên dán để đảm bảo được sự cân đối cũng như tính thẩm mỹ.

Bước 3: Dán sàn vinyl chống tĩnh điện

  • Lắp sàn lên keo theo các điểm mối, điểm mút xác định từ trước. Xác định điểm chuẩn và đường chuẩn để quá trình dán được nhanh và đẹp hơn. Hàn các mối nối bằng dây hàn cùng với chất PVC. Sử dụng lưỡi dao chuyên dụng và cắt mối hàn.

Bước 4: Hoàn thiện, bàn giao

Đây chính là bước cuối cùng trong quá trình thi công. Ở bước này, bạn nên cân nhắc và lưu ý rằng:

  • Sau khi lắp sàn vinyl chống tĩnh điện thì cần phải làm sạch mặt sàn cũng như đảm bảo tuyệt đối không có bất cứ một vết bẩn nào trên sàn cả.
  • Sau khi thi công 1 – 2 ngày đầu tiên tốt nhất nên cách ly mặt sàn và không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sàn.

Đặc biệt, để có thể dễ dàng vệ sinh, chống bám bẩn, chống trơn trượt, trầy xước giúp tăng tuổi thọ mà không làm mất đi tính chống tĩnh điện của sàn thì chúng ta phủ bóng sàn bằng hóa chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện chuyên dụng.

hoa-chat-phu-bong-san-chong-tinh-dien-cho-nha-may-san-xuat
Hóa chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện E-Flex

Sau khi phủ thì sàn sẽ có độ bóng rất cao, làm tăng độ thẩm mỹ và tăng khả năng chống tĩnh điện

Với mỗi can hóa chất phủ bóng sàn chống tĩnh điện E-Flex 18.75 Lít, chúng ta có thể phủ bóng được từ 1,155 đến 1,320 m2 sàn (kể cả thi công phủ bóng sàn mới và sàn cũ đã qua sử dụng)

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp nguyên can từ tập đoàn Kim&S của Hàn Quốc và được phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Công ty TNHH The One Cleantech

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà D5A, ngõ 1 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline tư vấn và đặt mua hàng: 096 484 6276

CÓ THỂ BẠN SẼ CẦN: